Chứng khoán phái sinh ngày 23/08/2024: Khối ngoại tiếp tục mua ròng

Chứng khoán phái sinh ngày 23/08/2024: Khối ngoại tiếp tục mua ròng

Phiên giao dịch ngày 22/08/2024 chứng kiến sự tăng điểm của hầu hết các hợp đồng tương lai, đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji cùng khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên, phản ánh tâm lý phân vân của nhà đầu tư.

I. Hợp đồng tương lai của chỉ số thị trường chứng khoán

I.1. Diễn biến thị trường

Hầu hết các hợp đồng tương lai đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 22/08/2024. Cụ thể, VN30F2409 tăng 0.14%, đạt 1,314.2 điểm; VN30F2410 giảm 0.06%, còn 1,313.2 điểm; VN30F2412 tăng 0.08%, đạt 1,314 điểm; VN30F2503 tăng 0.07%, đạt 1,314.9 điểm. Chỉ số cơ sở VN30 kết phiên ở mức 1,318.57 điểm.

Trong phiên giao dịch, VN30F2409 bật tăng ngay từ đầu phiên rồi chuyển sang trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu với lợi thế nghiêng về phe Long khi kết thúc phiên sáng. Bước sang phiên chiều, thế trận hầu như không có gì thay đổi khi diễn biến đi ngang tiếp tục diễn ra với sự cân bằng của cả lực cung và lực cầu. Điều này giúp cho hợp đồng này đóng cửa ở mức 1,314.2 điểm.

Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2409 thu hẹp so với phiên trước đó và đạt giá trị -4.37 điểm, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bớt bi quan.

Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh giảm lần lượt 15.48% và 15.01% so với phiên ngày 21/08/2024. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2409 giảm 15.58% với 187,742 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của F2410 đạt 600 hợp đồng, tăng 89.87%. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng khối lượng trong phiên giao dịch ngày 22/08/2024 đạt 1,097 hợp đồng.

I.2. Định giá các hợp đồng tương lai

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 23/08/2024, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.

I.3. Phân tích kỹ thuật

Trong phiên giao dịch ngày 22/08/2024, VN30F2409 tăng điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji cùng với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, VN30F2409 đang test lại ngưỡng Fibonacci Projection 50% (tương đương vùng 1,315-1,330 điểm) trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục tiến sâu vào vào vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại và chỉ số thất bại trong việc test lại vùng kháng cự này thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao trong các phiên tới.

II. Hợp đồng tương lai của thị trường trái phiếu

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 23/08/2024, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.

Theo định giá trên thì hợp đồng GB05F2409, GB05F2412 và GB05F2503 hiện đang có giá khá hấp dẫn. Nhà đầu tư có thể tập trung chú ý và mua vào trong thời gian tới do các hợp đồng tương lai này đang có giá hời trên thị trường.


Nguồn: https://vietstock.vn

Xem bài viết gốc tại đây

Leave a Comment

Scroll to Top