Mục tiêu năng lượng tái tạo của Ấn Độ và thách thức về hạ tầng truyền tải
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo lên 500 GW vào năm 2030, tương đương 50% tổng công suất lắp đặt toàn ngành điện. Điều này đòi hỏi một sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng truyền tải để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng. Sau năm 2030, Ấn Độ dự kiến lắp đặt thêm 100 GW công suất điện sạch trong hai năm tiếp theo để đạt tổng công suất 600 GW vào năm 2032.
Kế hoạch nâng cấp hạ tầng truyền tải
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ, Ấn Độ dự kiến phát triển khoảng 51.000 km đường dây truyền tải và 4,3 triệu MVA công suất biến đổi, bổ sung cho lưới điện cao thế liên bang Ấn Độ (ISTS). Kế hoạch nâng cấp bao gồm gia tăng các đường dây điệp áp cực cao (EHVAC) công suất ở mức 765kV và 400kV, cũng như các đường dây điện áp cao (HVDC) ±800kV và ±350kV. Tổng chi phí cho hạng mục phát triển các đường dây khoảng 30 tỷ USD. Tổng chi phí cho kế hoạch nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụ truyền tải năng lượng tái tạo khoảng 9.150 tỷ rupee (109 tỷ USD).
Thách thức về chuỗi cung ứng thiết bị truyền tải
Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ, Pankaj Agarwal, đã thừa nhận những hạn chế về công suất truyền tải, bao gồm khả năng tăng công suất cho một số loại thiết bị nhất định. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là chuỗi cung ứng thiết bị truyền tải điện toàn cầu đang căng thẳng do nhu cầu cao. Khoảng 1.650 GW công suất năng lượng tái tạo toàn cầu chờ được kết nối lưới điện, dẫn đến chậm trễ đơn hàng và giá thiết bị leo thang. Ông Agarwal dự báo chi phí thiết bị sẽ tăng hơn 14% mỗi năm.
Kế hoạch khuyến khích sản xuất trong nước
Để giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy sản xuất trong nước, Ấn Độ đang triển khai kế hoạch khuyến khích liên kết sản xuất (PLI). “Chúng ta cần suy nghĩ về cách nội địa hóa chuỗi cung ứng cho thiết bị truyền tải”, ông Agarwal nhấn mạnh.
Tăng trưởng năng lượng tái tạo và giảm sản lượng nhiệt điện than
Hiện tại, công suất điện sạch của Ấn Độ khoảng 154,5 GW. Đến tháng 9, sản lượng nhiệt điện than của nước này giảm tháng thứ hai liên tiếp do nhu cầu sử dụng tăng chậm và sản xuất điện mặt trời tăng tốc.
Nguồn: https://vnexpress.net
Xem bài viết gốc tại đây