Thị trường chứng khoán: Dao động bất lợi, tâm lý nhà đầu tư mệt mỏi
Thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến hai phiên đầu tuần diễn biến lặp lại theo kiểu dao động bất lợi. Dù chỉ số giảm không nhiều, nhưng một số cổ phiếu điều chỉnh khá mạnh với sức ép bán ra lớn. Những nỗ lực tăng giá liên tục bị nhấn chìm theo cùng một kiểu, khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên mệt mỏi. Có thể phải chờ qua tuần đáo hạn phái sinh tình hình mới có sự thay đổi.
Hiệu quả đảo trụ hạn chế, VNI chịu tác động mạnh
Hiệu quả đảo trụ đã không đạt được như mong đợi, thậm chí nhiều mã hôm nay yếu hơn so với hôm qua, khiến VNI chịu tác động mạnh hơn. VHM, VIC giảm đáng kể nhưng không được bù trừ đủ bằng các mã lớn khác. Cổ phiếu ngân hàng cũng dao động bất ổn, trong khi FPT, HPG, GAS, VNM thì quá yếu. Điểm số mất nhiều hơn, dẫn đến sức ép bán hạ giá gia tăng. Xác suất thiệt hại trên danh mục là điều khó tránh, chỉ là mức độ thiệt hại như thế nào. Nếu phân bổ danh mục đa dạng và tỷ trọng hợp lý thì cũng không suy giảm nhiều, nhưng nếu “tất tay” một hai mã, nhất là bất động sản thì hai hôm nay khá mệt mỏi.
Phân bổ danh mục: Giảm rủi ro là ưu tiên hàng đầu
Thị trường luôn biến động khó lường. Nắm giữ vài mã đầu cơ “ngựa chiến” có thể mang lại lợi nhuận vượt trội khi thị trường tốt, nhưng cũng sẽ thiệt hại nặng hơn khi thị trường yếu. Mục đích của một danh mục được xây dựng tốt trước hết là để giảm rủi ro, chứ không phải để kiếm lời nhiều nhất có thể. Bởi vì, số lần thị trường đi ngược mong muốn luôn nhiều hơn số lần thuận lợi.
Kết quả kinh doanh: Còn nhiều bất định
Dù VNI nhiều lần thất bại trước vùng 1300 điểm, nhưng hiện tại thị trường vẫn chưa có gì xấu. Kiểu diễn biến hiện tại có phần tương đồng với thời điểm cuối tháng 9, khi nhiều lần nỗ lực tiến vào vùng đỉnh đều không thành công và thị trường quay đầu giảm trong buổi chiều. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại hơi khác một chút vì kết quả kinh doanh vẫn còn “treo” nhiều. Ngay cả khi không tạo được cú đột phá ở chỉ số, kết quả kinh doanh vẫn có tác dụng nhất định tới cổ phiếu cụ thể.
Chiến lược đầu tư: Quan sát và chờ đợi
Lúc này không nên mua mới, nhưng cũng không nhất thiết phải bán những cổ phiếu còn mạnh và mới điều chỉnh trong biên độ dao động thông thường. Tuần này đáo hạn phái sinh và hai phiên tới khả năng cao thị trường vẫn sẽ yếu. Thanh khoản khớp lệnh duy trì được trên 16k tỷ trong hai ngày nay cũng không tệ. Quan trọng nhất là cần quan sát giao dịch ở từng mã cụ thể trong danh mục thay vì nhìn chỉ số. Kết quả kinh doanh sẽ khiến thị trường phân hóa rõ nét về sức mạnh.
Thị trường phái sinh: Dao động rộng và thanh khoản tăng
Thị trường phái sinh hôm nay thanh khoản tăng cao nhất 8 phiên dù sát ngày đáo hạn. Dao động rộng hơn đáng kể nhờ hoạt động ở các mã trụ và trong điều kiện basis giảm rủi ro, trading sẽ thuận lợi hơn. VN30 hôm nay có vùng dao động chính từ 1365.xx tới 1358.xx. Nếu tăng mở biên độ thì khả năng tới 1371.xx và nếu giảm mở biên thì có thể tới 1353.xx.
Chiến lược phái sinh: Long/Short linh hoạt
Nửa đầu phiên thị trường cơ sở khá hưng phấn khi VHM, VIC vẫn giữ giá được cộng với cổ phiếu ngân hàng xanh nhiều, nhất là VPB, CTG, FPT có nhịp lên ấn tượng. Tuy nhiên VN30 chỉ vượt nhẹ 1365.xx rồi quay đầu do VHM, VIC yếu đi rất nhanh và các trụ ngân hàng cũng bổ nhào. Lúc VN30 quay đầu thủng 1365.xx basis vẫn có lợi hơn 2 điểm, Short đẹp với stoploss không cần quan tâm tới basis mà căn theo VN30 tại 1365.xx. Chỉ số giảm tiếp xuống sát 1358.xx (tới 1359) thì nảy lên, nên đóng vị thế hoặc ít nhất là một nửa vì không thể biết đây là nhịp lùi bình thường rồi lên tiếp hay thị trường thật sự yếu. Thời gian còn lại VN30 giảm tiếp nhưng không có setup nào đạt chuẩn. Nhịp cuối Vn30 thủng 1358.xx xuống sát 1353.xx thì biên độ quá hẹp. Phiên sụt giảm hôm nay gây thiệt hại khá nhiều, cổ phiếu giảm mạnh tương đối. Lúc này nên giữ danh mục, trading với phái sinh cũng bù lại phần nào. Thị trường có thể ổn định lại sau khi đáo hạn. Chiến lược là Long/Short linh hoạt. VN30 chốt hôm nay tại 1356.09. Cản gần nhất ngày mai là 1359; 1365; 1372; 1380; 1388. Hỗ trợ 1353; 1348; 1341; 1333.
Nguồn: https://vneconomy.vn
Xem bài viết gốc tại đây