Chứng khoán tháng 5: Cứ chỉnh là cơ hội “lên tàu” lướt sóng và đầu tư dài hạn?

Triển vọng thị trường chứng khoán tháng 5

Sau khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh và Đại hội đồng cổ đông dần kết thúc, nguồn thông tin từ doanh nghiệp được dự đoán sẽ không dồi dào trong tháng 5. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của thị trường trong tháng 4 kết hợp với kết quả kinh doanh tăng trưởng quý 1 tích cực và triển vọng tốt trong các quý còn lại khiến định giá thị trường trở nên hấp dẫn. Đây sẽ là yếu tố chính giúp thị trường phục hồi sau những biến động mang tính tâm lý trong tháng 4.

Kỳ vọng cắt giảm lãi suất

Những thay đổi nhanh chóng về kỳ vọng cắt giảm lãi suất của các ngân hàng Trung ương lớn, đặc biệt là FED, đang khiến nhà đầu tư quan ngại. Số liệu về kỳ vọng lạm phát gần đây không ủng hộ cho việc cắt giảm lãi suất sớm. Một con số thực tế cao hơn kỳ vọng của thị trường sẽ là rào cản trong triển vọng cắt giảm và triển vọng phục hồi của thị trường trong tháng tới.

Tuy nhiên, kịch bản thước đo lạm phát chung toàn cầu sẽ giảm về mức mục tiêu trong phần còn lại của năm do hiệu ứng “lạm phát bắt kịp” của những cấu phần có độ trễ sẽ bắt đầu phản ảnh những biến động về giá do tác động sốc trong biến động cung cầu trong hai năm gần đây.

Kịch bản chỉ số VN-Index

Về mặt điểm số, VN-Index được kỳ vọng sẽ giao dịch trong biên độ 1.165-1.280 trong tháng 5. Trong kịch bản cơ sở, kết quả kinh doanh tích cực có thể giúp tâm lý giao dịch của thị trường đưa chỉ số về vùng đỉnh của năm 2024. Nếu những dữ liệu vĩ mô tiếp tục gây thất vọng cho kịch bản cắt giảm lãi suất hoặc những cơn gió ngược bất ngờ cũng có thể kích hoạt trạng thái điều chỉnh của thị trường.

Khuyến nghị đầu tư

Với mức tăng trưởng lợi nhuận Quý 1 toàn thị trường là 10% và tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch cả năm đạt trên 17%, định giá VN-Index nói chung và mặt bằng định giá cổ phiếu nói riêng đang ở mức hợp lý hơn cho việc mua và nắm giữ trung – dài hạn. Thị trường chứng khoán tháng 5 dự kiến sẽ chưa có nhiều thông tin tích cực hỗ trợ, kỳ vọng chỉ số sẽ giằng co trong biên độ tương đương tháng 4. Trong khi đó, cơ hội tái cấu trúc danh mục cũng như giảm giá vốn danh mục đầu tư vẫn luôn xuất hiện tại những điểm thấp và điểm cao của thị trường.

Triển vọng ngành

Ngân hàng: Lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch ước tính tăng trưởng 20%. Tổng thu nhập hoạt động kỳ vọng tăng trưởng 16% nhờ mở rộng tín dụng và NIM phục hồi khiêm tốn.

Thép, hàng tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng: Kỳ vọng phục hồi mạnh từ mức nền thấp của năm 2023.

Bất động sản: Chưa cho thấy sự phục hồi từ mức nền thấp của năm 2023. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, ngành bất động sản dân dụng dự kiến sẽ được hưởng lợi lớn nhất khi ba luật về đất đai, kinh doanh bất động sản và nhà ở có hiệu lực từ tháng 7/2024.

Khu công nghiệp: Nhóm cổ phiếu được ưa thích trong dài hạn với kỳ vọng làn sóng đầu tư FDI mới và định hướng công nghiệp hóa.

Dầu khí: Lợi nhuận trước thuế kế hoạch 2024 tăng trưởng âm, tuy nhiên VDSC kỳ vọng PVD sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương trong năm 2024 khi giá cho thuê giàn vẫn ở mức cao.


Nguồn: https://vneconomy.vn

Xem bài viết gốc tại đây

Leave a Comment

Scroll to Top