Tái cấu trúc tích cực, Masan tập trung vào kinh doanh cốt lõi
Theo các báo cáo phân tích, giai đoạn 2024-2025 là thời điểm Masan đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc, tập trung vào mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ. Việc thoái vốn khỏi mảng khoáng sản và kế hoạch niêm yết Masan Consumer (MSN) lên sàn HoSE là những dấu mốc quan trọng trong chiến lược này. Các chuyên gia tài chính đánh giá, việc niêm yết thành công MSN sẽ giúp Masan tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch mở rộng kinh doanh. Masan Consumer đã chứng minh được sức tăng trưởng vượt trội so với các đối thủ trong ngành trong những năm gần đây, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng kép hàng năm lần lượt đạt 10% và 11% trong giai đoạn 2019-2023. Đà tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì trong hai năm tới nhờ tận dụng nền tảng bán lẻ của WinCommerce và năng lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
Thoái vốn khoáng sản, Masan giảm nợ và tăng lợi nhuận
Gần đây, Masan High – Tech Materials (MTM) – công ty con của Tập đoàn Masan – đã thoái toàn bộ 100% vốn sở hữu tại H.C. Starck (HCS) cho Mitsubishi Materials Corp (MMC) với giá 134.5 triệu USD. Giao dịch này dự kiến sẽ giúp Masan giảm nợ vay và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA xuống mức ≤ 3.5x. Tập đoàn Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch này và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của mảng khai khoáng cũng kỳ vọng được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ lớn trong năm 2023.
WinCommerce dẫn đầu thị trường bán lẻ với tăng trưởng ấn tượng
Trong năm 2024, Masan kỳ vọng sẽ đạt được tăng trưởng doanh thu từ WinCommerce (WCM) thông qua việc mở mới cửa hàng nhanh chóng, kết quả của các hoạt động tái cấu trúc mô hình cửa hàng trong giai đoạn 2022-2023 và sự phục hồi của tiêu dùng. WCM đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023, mang lại những cải thiện đáng kể về hiệu quả tài chính với doanh thu tăng lên 7,957 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng trưởng 9% trong quý 1/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, nhóm hàng nhu yếu phẩm của WCM đạt EBIT dương trong ba quý liên tiếp, đồng thời ghi nhận 2,205 cửa hàng có EBIT dương. Bước ngoặt cho sự chuyển đổi tích cực này là biên lợi nhuận thương mại của WCM tăng đáng kể 10% trong khi vẫn giữ được mức giá cạnh tranh. Vào năm 2023, với mục tiêu phục vụ các phân khúc người tiêu dùng đa dạng từ đại chúng đến giàu có, WCM đã hoàn thiện, nâng cấp đổi mới hình thức và triển khai các mô hình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thành thị và nông thôn. WCM cam kết phục vụ các kênh bán lẻ hiện đại còn nhiều tiềm năng phát triển và thị trường nông thôn chưa được khai thác, duy trì vị trí dẫn đầu về mạng lưới cửa hàng và hướng đến mục tiêu sở hữu hơn 4,000 cửa hàng vào cuối năm 2024.
Cổ phiếu MSN: Thị giá chưa phản ánh đúng giá trị nội tại
Nhiều tổ chức tài chính đồng quan điểm với và đưa ra mức giá mục tiêu của cổ phiếu MSN với tiềm năng tăng giá từ 29%-35% so với giá thị trường hiện tại. Ví dụ, khuyến nghị MUA cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 98,000 đồng/cp, hay dự phóng giá mục tiêu của MSN ở mức 102,800 đồng/cp. Trong khi những mã chứng khoán cùng lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ như và đã bứt phá mạnh từ đầu năm, thì cổ phiếu MSN tăng trưởng không đáng kể. Với những thông tin tích cực gần đây kết hợp với thị giá hiện tại, cổ phiếu MSN được đánh giá chưa thể hiện hết giá trị nội tại của doanh nghiệp. Giá trị vốn hóa của Masan Group hiện nay ở mức xấp xỉ 116,821 tỷ đồng, tương đương giá trị của phần sở hữu của Tập đoàn này chỉ tính riêng tại Masan Consumer và Techcombank. Trong khi đó, hệ sinh thái của Masan còn sở hữu các mảnh ghép mang lại dòng tiền bền vững khác như WinCommerce, Masan MEATLife, Phúc Long…
Nguồn: https://vietstock.vn
Xem bài viết gốc tại đây