Tình hình điều chỉnh của cổ phiếu công nghệ, viễn thông
Câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có lẽ là mô tả sát thực nhất về con sóng cổ phiếu công nghệ, viễn thông trên sàn chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Sau giai đoạn đồng loạt tăng nóng, hầu hết các cổ phiếu công nghệ, viễn thông đều đã quay đầu điều chỉnh nhưng mức độ có sự khác biệt rõ rệt. Một số cổ phiếu đã “bốc hơi” hàng chục % chỉ sau vài phiên giao dịch như MFS (-40%), ICT (-27%), SBD (-23%). Nếu nhìn trên đồ thị giá, có thể dễ dàng nhận ra mô hình “cây thông” trong trường hợp của MFS và ICT. Trước đó, các cổ phiếu này đều đã tăng bằng lần chỉ trong một thời gian ngắn qua đó đẩy định giá lên mức cao “ngất ngưởng” với P/E vượt xa mặt bằng chung trên sàn chứng khoán Việt Nam. Vì thế, áp lực chốt lời mạnh là khó tránh khỏi. Điển hình như trường hợp của MFS, một cổ đông lớn cá nhân thậm chí đã bán hơn 5% cổ phần công ty chỉ trong một tuần.
Nguyên nhân điều chỉnh
Cổ phiếu MFS, ICT dựng “cây thông” trên đồ thị giá một phần đến từ nền tảng cơ bản không thật sự vững vàng của 2 doanh nghiệp này. Mobifone Service (MFS), CTIN (ICT) đều ghi nhận lợi nhuận giảm so với cùng kỳ trong năm 2023. Tình hình cũng không cải thiện trong quý đầu năm 2024. Trong khi đó, các doanh nghiệp như Telecom (FOX), CMC Corp (CMG), Viettel Contruction ( ) ít nhất vẫn có lợi nhuận tăng trưởng dương dù không quá ấn tượng. Và trên thực tế, các cổ phiếu FOX (-10%), CMG (-8%), CTR (-9%) cũng chỉ điều chỉnh giảm dưới 10% so với đỉnh gần nhất.
Sự khác biệt giữa FPT và VGI
Để thấy sự khác biệt rõ rệt hơn có thể nhìn từ bộ đôi đầu ngành FPT và . Cổ phiếu FPT chỉ giảm chưa đến 5% từ đỉnh lịch sử dù chịu áp lực chốt lời rất mạnh từ khối ngoại (bán ròng hàng nghìn tỷ trong khoảng 2 tháng qua). Trong khi đó, VGI thậm chí vẫn đang ở đỉnh mọi thời đại dù đã tăng 330% từ đầu năm 2024. Rõ ràng, FPT là một trong những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản vững vàng nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với kết quả kinh doanh tăng trưởng bền bỉ ở mức quanh 20% trong nhiều năm qua. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, FPT vẫn duy trì đều đặn chính sách cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu hàng năm. Trong khi đó, Viettel Global (VGI) cũng đang ghi nhận những chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh và hướng đến mục tiêu xoá lỗ luỹ kế trong năm nay. Đây được đánh giá sẽ là tiền đề để đơn vị đang dẫn đầu về thị phần tại 7/10 thị trường nước ngoài tiếp tục triển khai những kế hoạch quan trọng trong tương lai.
Triển vọng tích cực của ngành công nghệ, viễn thông
Nhìn chung, áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn là khó tránh khỏi nhưng không thể phủ nhận triển vọng tích cực của ngành công nghệ, viễn thông. Theo báo cáo mới đây, MBS dẫn từ Bloomberg Intelligence, giá trị thị trường AI tạo sinh và (Generative AI – GenAI) sẽ đạt mức tăng trưởng kéo 42% trong giai đoạn 2023-2032. Theo đó, AI hiện đã được sử dụng phổ biến tại các công việc hằng ngày như tìm kiếm thông tin, tạo nội dung (văn bản, hình ảnh, video), hỗ trợ ra quyết định. Theo The Forrester, năng suất lao động và khả năng giải quyết vấn đề của các tổ chức sẽ tăng 50% nhờ các sáng kiến phát triển phần mềm AI. Gartner dự báo năm 2024 dịch vụ CNTT sẽ vươn lên trở thành lĩnh vực chi tiêu lớn nhất của ngành CNTT với giá trị dự kiến 1.501 tỷ USD, chiếm 30% tổng giá trị thị trường CNTT toàn cầu, tăng 8,7% svck. Sự gia tăng này đến từ nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án chuyển đổi số và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng quan điểm, KBSV cho rằng chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục tăng trưởng do sự phát triển nhanh của công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải mạnh tay đầu tư để cạnh tranh, thích nghi với xu thế tất yếu; thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi, phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ thông tin; Chính phủ các nước ưu tiên phát triển công nghệ để bắt kịp sự thay đổi của thế giới.
Dự báo tăng trưởng của ngành công nghệ, viễn thông
Với triển vọng vững chắc về nhu cầu, nhóm phân tích của KBSV dự báo các công ty công nghệ vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng kết quả kinh doanh hai chữ số. Đối với ngành viễn thông, Agriseco dự báo tiếp tục tăng trưởng về lợi nhuận nhờ đẩy mạnh phát triển 5G. Năm 2024-2025 được kỳ vọng là giai đoạn triển khai rộng khắp mạng 5G ở các tỉnh, thành. Chính phủ đã đẩy mạnh chính sách phát triển các trung tâm dữ liệu (data center), tạo cơ sở hạ tầng cho hoạt động viễn thông. Theo Gartner, việc phát triển data center giúp thúc đẩy 15% doanh thu hằng năm cho mảng viễn thông.
Nguồn: https://cafef.vn
Xem bài viết gốc tại đây