Tự doanh không ngừng mua ròng, tổ chức cũng “vào việc”

Áp lực bán suy yếu, VN-Index lùi về sát vùng hỗ trợ

Phiên giao dịch ngày hôm nay chứng kiến áp lực bán suy yếu so với phiên trước đó. Số lượng mã giảm đã ít hơn và biên độ giảm cũng thu hẹp đáng kể. VN-Index kết phiên giảm 4,68 điểm, tích cực hơn so với mức giảm hơn 13 điểm của phiên trước. Chỉ số hiện đang lùi về sát vùng hỗ trợ mạnh 1.252 điểm, với 207 mã giảm và 136 mã tăng điểm.

Biên độ giảm các ngành thu hẹp

Hôm nay, các nhóm ngành cũng ghi nhận biên độ giảm thu hẹp. Bất động sản có VHM và VRE đóng cửa ở giá tham chiếu, một số mã nhà ở tích cực như NVL, PDR, DIG, CEO. Ngân hàng cũng ghi nhận một số mã đảo chiều tăng như LPB, STB, trong khi VPB và VCB vẫn tiếp tục kéo giữ thị trường. BID mất thêm hơn 1 điểm, TCB, CTG, VIB, MBB cũng vẫn giảm. Nhóm dịch vụ tài chính, chủ yếu là chứng khoán, xuất sắc tại một số mã như SHS, HCM, FTS. Các mã vốn hóa lớn như VCI, MBS, VND đang dần cân bằng trở lại, đóng cửa ở mức tham chiếu. SSI vẫn giảm 0,37%. Các nhóm ngành còn lại như nguyên vật liệu, vận tải, năng lượng, thực phẩm đồ uống vẫn giảm điểm.

Thị trường kỳ vọng tỷ giá hạ nhiệt

Thị trường kỳ vọng tỷ giá sẽ sớm hạ nhiệt sau khi tăng nóng trong tuần vừa qua, nhờ động thái can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hút tiền về qua tín phiếu. Vùng 1.252 điểm được coi là hỗ trợ mạnh cho thị trường, VN-Index sớm có xu hướng bật tăng trở lại. Tuy nhiên, phiên nay thanh khoản vẫn yếu, ba sàn khớp lệnh 14.800 tỷ đồng do cầu chưa sẵn sàng. Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 400 tỷ đồng, chủ yếu bán MSN và mua vào VPB.

Giao dịch của các nhà đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 383.3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 399.3 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Ngân hàng, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VPB, MWG, EIB, VNM, CTD, DBD, TPB, VCB, VND, CTG. Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MSN, DGC, TCB, VCI, HPG, VHM, BID, KBC, GVR. Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 152.3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 258.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MSN, VIB, DGC, VCI, TCB, HCM, GVR, DXG, HSG, HDC. Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Bán lẻ. Top bán ròng có: VHM, VPB, MWG, PET, FPT, CTD, EIB, TPB, HDB. Tự doanh mua ròng 328.5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 334.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm PET, VHM, HPG, FPT, VCB, TCB, MBB, MWG, STB, HDB. Top bán ròng là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top cổ phiếu được bán ròng gồm E1VFVN30, GMD, VTP, VOS, REE, ACB, DXG, PNJ, LPB, FUEVFVND. Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 236.4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 323.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có VIB, HCM, VNM, VCI, VCB, MSN, MBB, POW, VJC, PVT. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VHM, PNJ, STB, HPG, HDB, TCB, ACB, GEX, KBC, NLG.

Giao dịch thỏa thuận và phân bổ dòng tiền

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.418,2 tỷ đồng, giảm -28,3% so với phiên liền trước và đóng góp 9,6% tổng giá trị giao dịch. Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu KDC, với hơn 5,5 triệu đơn vị cổ phiếu tương đương 285,8 tỷ đồng được sang tay giữa các NĐT cá nhân. Ngoài ra còn có giao dịch Tổ chức trong nước bán thỏa thuận hơn 1,2 triệu đơn vị cổ phiếu CTR (trị giá 148,1 tỷ đồng) cho nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (TCB, EIB, NAB, SSB) và nhóm vốn hóa lớn (VJC, MSN, MWG, HPG). Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Xây dựng, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Bán lẻ, Qũy đầu tư, Chuyển phát nhanh trong khi giảm ở Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Thiết bị điện, Phần mềm. Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.


Nguồn: https://vneconomy.vn

Xem bài viết gốc tại đây

Leave a Comment

Scroll to Top