Tuần 04-06/09/2024: 10 Cổ phiếu Nóng Dưới Góc Nhìn PTKT của Vietstock
Báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock phân tích 10 cổ phiếu nóng dựa trên tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, và mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Các phân tích này có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH)
Giá cổ phiếu BVH giằng co và xuất hiện mẫu hình Hammer trong phiên giao dịch ngày 30/08/2024, nhưng đã vượt qua các đường MA ngày và MA ngày. Chỉ báo MACD cho tín hiệu mua trở lại và vượt qua ngưỡng 0, nên xu hướng ngắn hạn trở nên tích cực hơn. Mục tiêu trong ngắn hạn là vùng 47,000-48,000 (tương đương đỉnh cũ tháng 07/2024).
CTCP Tập đoàn GELEX (GEL)
Giá cổ phiếu GEL tiếp tục rung lắc trong phiên giao dịch ngày 30/08/2024, và khối lượng giao dịch nằm sâu bên dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy sự thận trọng vẫn còn. Giá cổ phiếu đã rơi xuống dưới các đường MA ngày và MA ngày, nên tình hình khá bi quan. Đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 19,000-21,000) được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho giá trong thời gian tới.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
Khối lượng giao dịch đang nằm dưới mức trung bình 20 ngày trong phiên giao dịch ngày 30/08/2024, và mẫu hình Doji xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua trở lại và vượt khỏi vùng quá bán (oversold). Đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 19,000-21,000) sẽ tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ trong thời gian tới.
CTCP Đầu tư Nam Long (NLG)
Chỉ báo MACD tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày 30/08/2024 và cho tín hiệu mua mạnh trở lại. Giá đã test thành công đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 36,000-38,000) và bật tăng trở lại khá ấn tượng. Mục tiêu ngắn hạn là đỉnh cũ tháng 05/2024 (tương đương vùng 44,000-45,500).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
Giá vượt qua cả hai đường MA ngày và MA ngày nên xu hướng tăng đã quay trở lại. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại nên khả năng có rung lắc tăng lên. Khối lượng giao dịch hiện đang nằm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng trong ngắn hạn.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
Đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 11,000-11,600) vừa được test lại thành công trong tháng 08/2024. Đây sẽ là hỗ trợ chính trong thời gian tới. Chỉ báo MACD đã cho bán trở lại nên rủi ro tăng lên. Người viết kỳ vọng OCB sẽ test lại đáy cũ thêm một lần nữa trong những phiên tới.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB)
Giá cổ phiếu TCB tăng 8 trong 10 phiên giao dịch gần nhất cho thấy nhà đầu tư đang khá lạc quan. Chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua trở lại nên triển vọng ngắn hạn được cải thiện. Đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 21,000-22,000) đã hỗ trợ mạnh trong đợt điều chỉnh vừa qua và sẽ tiếp tục là ngưỡng hỗ trợ tin cậy trong thời gian tới.
Tập đoàn VINGROUP – CTCP (VIC)
Chỉ báo MACD tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch ngày 30/08/2024. Tín hiệu mua đã xuất hiện nên rủi ro sẽ giảm bớt trong thời gian tới. Do giá cổ phiếu VIC đã vượt lên trên đường Middle và đang bám vào Upper Band của Bollinger Bands nên triển vọng ngắn hạn khá tích cực khi mà khối lượng đang nằm trên mức trung bình 20 ngày.
CTCP Sữa Việt Nam (VNM)
Chỉ báo MACD đảo chiều và hiện đang giảm trở lại. Tín hiệu bán đã xuất hiện nên rủi ro tăng lên trong ngắn hạn. Khối lượng giao rơi xuống dưới mức trung bình 20 ngày và mẫu hình Inverted Hammer xuất hiện cho thấy nhà đầu tư đang khá thận trọng. Đáy cũ tháng 04/2024 (tương đương vùng 63,000-67,000) sẽ hỗ trợ cho giá trong thời gian tới nếu đà giảm quay trở lại.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Giá cổ phiếu VIB tiếp tục giằng co mạnh trong phiên giao dịch ngày 30/08/2024 sau khi test nhóm MA trung và dài hạn. Chỉ báo MACD đã vượt lên trên ngưỡng 0 nên rủi ro ngắn hạn không lớn. Mẫu hình Falling Wedge đã hình thành. Cạnh trên đã bị phá vỡ và mục tiêu giá (target price) trong thời gian tới là vùng 19,000-19,500.
Nguồn: https://vietstock.vn
Xem bài viết gốc tại đây