Tỷ giá đã tác động thế nào tới doanh nghiệp niêm yết trong nửa đầu năm 2024?

Chỉ số DXY giảm mạnh do dữ liệu kinh tế Mỹ yếu

Chỉ số DXY đã chứng kiến đà giảm mạnh trong tháng 7 và đầu tháng 8 do dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự kiến. CPI chỉ tăng 0,2% trong tháng 7/2024 so với giảm 0,1% trong tháng 6/2024, phù hợp với dự báo, và tăng 2,9% so với cùng kỳ. PCE lõi, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ. Tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp tại Mỹ cũng giảm xuống chỉ còn 114.000 trong tháng 7/2024 so với mức điều chỉnh của tháng 6/2024 là 179.000 và dự báo là 185.000, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%, đạt mức cao nhất kể từ T10/21.

Kỳ vọng Fed hạ lãi suất giảm xuống

Sau khi công bố số liệu việc làm ảm đạm, chỉ số DXY đã giảm xuống dưới mốc 103 trước khi phục hồi nhẹ. Kỳ vọng của thị trường vào việc Fed hạ lãi suất 25 điểm cơ bản vào T9/24 đã giảm xuống 26,5% từ mức hơn 90% trước đó. Đồng thời, kỳ vọng về mức cắt giảm cao hơn ở 50 điểm cơ bản tăng vọt lên 73,5% vào ngày 05/08.

Tỷ giá USD/VNĐ giảm mạnh

Việc chỉ số DXY giảm mạnh thời gian gần đây đã giúp hạ nhiệt tỷ giá USD/VNĐ. Tính đến thời điểm 26/08, tỷ giá giảm 2,3% so với 30/06. Phiên hôm nay 28/8, tỷ giá chính thức thủng mốc 25.000 đồng/USD.

Doanh nghiệp vay nợ bằng USD chịu ảnh hưởng

Trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp vay nợ bằng USD lớn ghi nhận các khoản lỗ tỷ giá nặng trong nửa đầu năm 2024. Novaland với khoản vay USD tương đương 17.927 tỷ đồng lỗ tỷ giá trong nửa đầu năm lên tới 834 tỷ đồng; HVN vay USD quy đổi ra 6.117 tỷ đồng lỗ tỷ giá lên tới 1.224 tỷ đồng; BCG lỗ 129 tỷ đồng; POW vay 8.002 tỷ đồng lỗ 178 tỷ đồng; MWG vay 6.132 tỷ đồng lỗ 146 tỷ đồng; PC1 vay 3.862 tỷ đồng lỗ 112 tỷ đồng; HPG vay 747 tỷ đồng lỗ 229 tỷ đồng. Ngược lại, FPT ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá 141 tỷ đồng; PVS lãi 136 tỷ đồng; DCM lãi 49 tỷ đồng; HSG lãi 231 tỷ đồng; NKG lãi 73 tỷ đồng; VCS lãi 43 tỷ đồng…

Doanh thu nhóm phi tài chính cải thiện

Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu nhóm phi tài chính cải thiện rõ rệt với doanh thu thuần tăng 14% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ yếu tố sản lượng bán hàng phục hồi tốt, chú trọng một số ngành như Hàng không & Dịch vụ Công nghiệp, Bán lẻ, Thép. Biên lợi nhuận tăng 20% chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm giúp giảm giá thành hàng tồn kho, và giá bán cải thiện ở các ngành Thép, Bán lẻ, Phân bón – Hóa chất, Viễn Thông. Chi phí lãi vay giảm mạnh tuy nhiên bù trừ với phần lỗ tỷ giá & chi phí tài chính khác.

BSC kỳ vọng lợi nhuận Q3-Q4/2024 sẽ tăng trưởng

BSC cho rằng yếu tố chi phí lãi vay giảm sẽ tiếp tục là động lực hỗ trợ cho tăng trưởng kết quả kinh doanh trong Q3-Q4/2024, với bối cảnh chi phí lỗ tỷ giá sẽ suy giảm trong điều kiện tỷ giá hạ nhiệt. Thu nhập liên doanh liên kết và Thu nhập khác cũng đóng góp khoảng 24,6% vào tổng lợi nhuận trước thuế nhóm ngành phi tài chính. Trong đó, thu nhập khác chủ yếu là lợi nhuận đột biến (one-off) đến từ thanh lý tài sản và xóa nợ vay (MVN, HBC, VST). “Với tổng lợi nhuận trước thuế quý 2/2024 nhóm phi tài chính ghi nhận mức tăng 31%, cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế rõ nét hơn. Các yếu tố liên quan đến sản lượng, chi phí lãi vay tiết giảm hay tỷ giá hạ nhiệt cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận Q3-Q4/2024”, BSC kỳ vọng.

Dự báo về tỷ giá USDVND

Liên quan đến tỷ giá, việc USD rớt về dưới 25.000 đồng nằm ngoài dự báo của các công ty chứng khoán. VnDirect mới đây kỳ vọng từ nay tới cuối năm, tỷ giá mới có thể về vùng giá này. Trong khi đó, chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng tỷ giá USDVND đã giảm nhanh hơn so với kỳ vọng của VDSC nhờ diễn biến suy yếu của đồng USD. Áp lực về nhu cầu USD tăng trở lại trong cuối quý 3 và đầu quý 4 cũng sẽ không gây áp lực đến triển vọng tỷ giá. Mặc dù vậy, công ty chứng khoán này dự báo tỷ giá USDVND cuối năm 2024 có thể dao động quanh mức 25.000 đồng/USD, tăng khoảng 3% so với cuối năm ngoái.


Nguồn: https://vneconomy.vn

Xem bài viết gốc tại đây

Leave a Comment

Scroll to Top